Nghiên cứu khoa học: Trầm cảm vì ô nhiễm không khí là có thật!

0
112
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí mức độ cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

Vietucnews – Theo một nghiên cứu mới, tiếp xúc với ô nhiễm không khí ở mức độ cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học College London đã xem xét 9 nghiên cứu để phân tích mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần.

Họ phát hiện ra rằng phơi nhiễm bụi mịn trong không khí – những chất được gọi là PM2.5 – có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở người. Nghiên cứu còn cho thấy, tiếp xúc với các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn nữa – PM10 có thể làm gia tăng những hành vi cực đoan như tự tử.

Chúng ta đều biết rằng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim phổi, đột quỵ và làm tăng nguy cơ mắc phải chứng mất trí nhớ“, Tiến sĩ Isobel Braithwaite, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tâm thần học UCL và Viện Tin học Y tế UCL cho biết.

Nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn nữa với tên khoa học là PM10 sẽ làm gia tăng những hành vi cực đoan như tự tử.

Nhưng ở nghiên cứu này, chúng tôi đang chứng minh rằng ô nhiễm không khí cũng có thể gây ra nhiều tác hại đáng kể tới sức khỏe tinh thần, từ đó nhắc nhở mọi người về sự cấp thiết của việc làm sạch bầu không khí chúng ta đang hít thở.

Các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng các hạt bụi mịn PM2.5 nên được kiểm soát để duy trì mật độ dưới 10 microgam trên một mét khối khí.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nếu lượng bụi mịn PM2.5 tăng lên quá con số trên, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm sống trong môi trường này sẽ tăng khoảng 10%.

Các nhà khoa học ước tính rằng việc nâng cao chất lượng không khí để đạt chuẩn giới hạn khuyến nghị từ WHO sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm ở những cư dân thành phố xuống khoảng 2.5%.

Các phát hiện được công bố trên tờ Environmental Health Perspectives cũng chỉ ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa những thay đổi ngắn hạn khi con người bị phơi nhiễm với bụi mịn PM10 và số vụ tự tử xảy ra trong khu vực nghiên cứu.

Các nhà khoa học cho biết nguy cơ tự tử dường như “trở nên cao hơn đáng kể” vào những khoảng thời gian chỉ số bụi mịn PM10 tăng cao trong ba ngày liên tiếp. Các số liệu cho thấy, cứ mỗi 10 microgram/mét khối khí bụi mịn tương ứng với mức tăng 2% đối với nguy cơ xảy ra tự tử.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa thể xác nhận liệu ô nhiễm không khí có trực tiếp gây ra các bệnh tâm lý hay không, nhưng nói rằng có “một số cơ chế hợp lý về mặt sinh học có thể tạo ra mối liên kết như vậy”.

Bác sĩ Braithwaite nói với hãng tin PA: “Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ viêm não ở người. Chỉ số này liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác vì chúng có thể tác động đến sự phát triển của não bộ và rất có thể là toàn bộ quá trình sản xuất hormone gây căng thẳng“.

Vấn đề làm sạch bầu không khí chúng ta đang thở ngày một trở nên cấp thiết

Cũng không thể loại trừ khả năng một số hoặc tất cả các đặc điểm chúng tôi quan sát được là kết quả của những yếu tố liên quan tới các đặc điểm địa phương mà không phải kết quả khách quan thu được từ các nghiên cứu riêng lẻ.

Trong khi đó, trong một nghiên cứu riêng biệt của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà khoa học phát hiện ra bụi mịn PM2.5 có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao với phụ nữ mang thai.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phơi nhiễm bụi PM2.5 từ ô nhiễm giao thông có thể gây ra chứng rối loạn tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, làm tăng 50% nguy cơ phát triển tiền sản giật – một biến chứng khiến cả mẹ và bé có nguy cơ mắc bệnh.

Đường dây nóng trợ giúp ngăn chặn tự tử: 13 11 14

Đường dây nóng của tổ chức beyondblue hỗ trợ chống lại trầm cảm: 1300 22 4636

Nguồn: 7NEWS

Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz