Phóng sự điều tra: Những ngôi nhà xanh màu cần sa trên nước Úc! (Phần 2)

0
1916
Cảnh sát nghi ngờ tiền từ các tập đoàn tội phạm người Việt được rửa tại Sòng bạc Crown. (Ảnh: Jane Cowan/ABC News)

Vietucnews – Giấu mình trong các căn nhà rải rác trên khắp nước Úc, các tổ chức tội phạm quốc tế đang trồng những cây cần sa giá trị lên tới hàng triệu đô la. Họ làm điều đó bằng cách nào?

Người trồng cần sa

Hải Phòng cách Hà Nội (Việt Nam) khoảng 100 km về phía đông. Hàng trăm thanh niên Việt đến Úc từ đây để trồng cần sa, bao gồm cả nam và nữ.

Hình ảnh đường phố Hải Phòng. Video từ ABC News:

Rời khỏi thị trấn, đi qua những cánh đồng lúa và những khu đô thị phát triển, bạn sẽ tới được nhà Phạm Minh Đức.

Ngôi làng nằm cách nhà máy Brunswick xây bằng gạch nâu ở phía Bắc Melbourne, nơi Đức bị bắt hai năm trước, có đến 433 cây cần sa.

Đức là một người trồng cần sa. Anh ta được thuê để trồng loại cây này trong nhà, bật các công tắc điện và hoàn thành một list các công việc hàng ngày. Chàng trai trẻ sa chân vào con đường này bởi trong vài tuần có thể kiếm kiếm được gấp 10 lần mức lương trung bình của người Việt Nam.

Kịch bản chung của những người “nông dân trồng cần sa” này là sang Úc rồi được thuê làm việc. Đức khẳng định điều này là đúng sự thật trong trường hợp của mình.

“Khi đến Úc, tôi không biết nhiều về công việc đó. Tôi cứ làm những công việc bình thường để kiếm sống và không tham gia vào bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào,” Đức trả lời phỏng vấn thông qua phiên dịch.

“Nhưng sau một thời gian, tôi đã bị cuốn vào con đường đó.”

Mỗi khi những ngôi nhà trồng cần sa bị đột kích, chỉ có những người trồng bị truy tố mà thôi. Thường thì họ đến Úc với thị thực sinh viên hoặc du lịch, đến lúc họ bị bắt thì visa cũng đã hết hạn từ rất lâu. Họ nhận tội, có nghĩa là những câu chuyện họ kể với cảnh sát, bao gồm các chi tiết về việc nhập cư, đi học và đi làm được cho là xác thực.

Nhiều người trồng cần sa bị buộc tội ở Úc đã giải thích cặn kẽ những nỗi tuyệt vọng khiến họ sa vào con đường phạm tội.

Trong một số trường hợp ABC News đã đưa ra ánh sáng, bao gồm hai thanh niên có thị thực sinh viên đã bị kết án hồi tháng trước vì trồng cần sa – chất xúc tác cho hành vi phạm tội của họ là sự cố tràn hóa chất ngoài khơi Việt Nam năm 2016. Hậu quả của sự việc là ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương bị tàn phá nặng nề và một số người Việt tại Úc cho biết tình thế buộc họ trở thành những người trồng cần sa để kiếm tiền trang trải cho gia đình.

Họ khai nhận đã được tuyển dụng thông qua các quảng cáo trên báo hoặc chính từ các trang trại nơi họ đã làm việc bất hợp pháp.

Đức đã ở tù gần một năm và sau đó bị cấm nhập cư sau khi bị bắt. Trải nghiệm này không là gì so với việc phải thú nhận với gia đình mình về những việc anh ta đã làm.

Đức bị bắt và phải ở tù 1 năm trước khi bị trục xuất. (Ảnh: ABC News)

“Lúc đầu, tôi còn giấu gia đình. Tôi không biết là bố mẹ tôi sẽ phản ứng ra sao nữa. Khi bố mẹ tôi biết chuyện, họ buồn vô cùng. Tôi cũng đau lòng không kém.”

“Từ ngày tôi về nhà cho đến bây giờ, tinh thần tôi vẫn còn vụn vỡ. Những gì đã trải qua là cú sốc lớn trong cuộc đời tôi.”

Hoàng Vũ Duy – 28 tuổi, người Hải Phòng – cũng đến Úc và làm nghề trồng cần sa.

Anh ta kiếm được 20,000 – 30,000 đô trong 6 tháng nhờ công việc trồng cần sa trong một ngôi nhà ở vùng ngoại ô phía Bắc Melbourne, nhưng cũng như Đức, Duy không hề nghĩ rằng cái giá phải trả sẽ vượt xa nguồn thu đó.

Đó không chỉ là sự hổ hẹn của gia đình Duy, và còn là vết nhơ theo anh ta dai dẳng.

Hoàng Vũ Duy trồng cần sa tại Úc, sau đó bị cảnh sát phát hiện và trục xuất về Việt Nam. (Ảnh: Michael Barnett/ ABC News)

Sau khi bị cảnh sát Victoria phát hiện trồng cần sa trong nhà, Duy bị trục xuất và ly thân với vợ mình ở Úc. Đứa con đầu lòng của anh, Alan, được sinh ra ở Melbourne vào tháng Tư.

“Bây giờ khi tôi nghĩ về những gì đã qua, tôi thấy thực sự không đáng,” Duy cho biết.

“Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn.”

Giống như Đức, Duy cho biết anh ta sang Úc với thị thực sinh viên, khi thị thực hết hạn thì được thuê trồng cần sa. Anh ta cũng không biết gì về tổ chức ngầm đứng đằng sau kiểm soát ngôi nhà trồng cần sa này. Duy bị bắt năm 2014 và bị trục xuất vào năm sau đó. Anh ta muốn quên đi những tình tiết đằng sau sự phạm tội của mình.

“Khi ở trong nhà, tôi có thể ngửi thấy mùi cần sa rõ rệt, cứ ngửi thôi. Trong nhà có nhiều cây lắm. Tôi không biết là bao nhiêu cây. Đến khi tôi bị bắt thì cảnh sát cho biết có cả thảy…200 cây.”

Mặc cho những ăn năn của Đức và Duy, dường như không ít người Việt, cả nam và nữ, vẫn tình nguyện đi theo vết xe đổ này.

Chỉ tính riêng năm nay, trung bình cứ hai tuần lại có một đợt, tầm 14 người trồng cần sa đã đến Úc dưới diện thị thực sinh viên hoặc du lịch, đều đã bị kết án tại Tòa án sơ thẩm Victoria.

Khi kết án một người trồng cần sa vào tháng 4, Thẩm phán John Smallwood đã chỉ ra giá trị của những người trồng cần sa mà những tổ chức tội phạm thuê họ đã sớm nhìn ra.

“Tất cả chúng ta đều hiểu rõ rằng những người cầm đầu đường dây trồng cần sa trong nhà thuê những người nhập cư bất hợp pháp chưa hề có tiền án tiền sự, chẳng có cách nào truy lùng ra họ trên đất Úc, và theo luật hình sự thì họ chỉ bị tù một thời gian ngắn rồi trục xuất về nước thôi.”

Tổ chức tội phạm

Cảnh sát nghi ngờ tiền từ các tập đoàn tội phạm người Việt được rửa tại Sòng bạc Crown. (Ảnh: Jane Cowan/ABC News)
Cảnh sát nghi ngờ tiền từ các tập đoàn tội phạm người Việt được rửa tại Sòng bạc Crown. (Ảnh: Jane Cowan/ABC News)

Nguyễn Sơn Nam tự coi mình là “ngôi sao sòng bạc.

Có lẽ anh ta chẳng mảy may suy nghĩ khi đặt cược 918,000 đô trong một giờ 12 phút tại Crown Casino. Đặt cược 819,000 đô trong khoảng thời gian dài hơn một chút cũng không phải là hiếm. Khoản 511,000 đô thì anh ta đánh bạc trong 13 phút, cũng vào ngày 14 tháng 6 năm 2013. Tiêu tiền khá đấy chứ nhỉ?

Người này đang rửa tiền cho một tổ chức trồng cần sa có trụ sở phía Tây Melbourne. Tháng 8 năm 2017, Cục Cảnh Sát Victoria đã phong tỏa ngôi nhà trồng cần sa liên kết với tổ chức này.

Vụ án chỉ ra một kẽ hở hiếm hoi để săn tìm thông tin về các tổ chức tội phạm, cách thức họ kiểm soát ngành công nghiệp trồng cần sa, rửa hàng triệu đô và liên kết với đầu mối phía Việt Nam.

Chỉ có điều tổ chức của Nguyễn Sơn Nam không được coi là đặc biệt lớn. Nhóm tội phạm gia đình có tài sản trị giá khoảng 4 triệu đô đã bị tịch thu, bao gồm một trạm dịch vụ và bốn ngôi nhà. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra nhằm tìm kiếm những con át chủ bài có tài sản hàng chục triệu đô không rõ nguồn gốc.

Trong năm 2016 và 2017, cảnh sát Victoria đã thu giữ gần 17 triệu đô la tài sản liên quan đến các tổ chức tội phạm trồng cần sa trong nhà – 1/3 các tài sản bị thu giữ trong các cuộc điều tra liên quan đến ma túy.

Tuy nhiên, việc truy tố những người khác trong tổ chức ngoài những “nông dân cần sa” như Nguyễn Sơn Nam vẫn còn hiếm.

Việc này đòi hỏi công sức đáng kể của chính quyền liên bang, bao gồm Ủy Ban Tội Phạm Úc và Austrac – Trung Tâm Phân Tích và Báo Cáo Giao Dịch Úc đương thời. Phía cảnh sát cho rằng điều này có tính khả thi không cao bởi việc điều tra những tổ chức trồng cần sa thường liên đới tới các chất cấm khác.

Ủy Ban Tội Phạm Úc đã theo dõi hơn 11,550 cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Nguyễn Sơn Nam và đồng bọn; phía Austrac thì phát hiện ra hơn 130,000 đô đã được gửi đến Việt Nam.

Trong các cuộc gọi, người này chỉ dẫn cho những “nông dân cần sa” mà tổ chức thuê khi nào cần tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, hay phun thuốc, làm thế nào phát hiện bọ xít và sấy khô lá cần sa khi thu hoạch.

Đó là một ví dụ cho thấy tổ chức của anh ta không hề quá phức tạp bởi anh ta vừa rửa hàng triệu đô, vừa kiêm luôn điều phối những người trồng cần sa.

Những tài sản cảnh sát tịch thu đều đứng tên mẹ anh ta, người cũng từng bị kết án trồng cần sa năm 2008, và em gái anh ta. Không phải một hành động khôn ngoan nếu bạn mong có thể bảo vệ mình khi phải giải trình nguồn gốc tài sản trước tòa.

Hầu hết các tổ chức tội phạm trồng cần sa đều có cấu trúc 3 cấp. (Ảnh: ABC News)
Hầu hết các tổ chức tội phạm trồng cần sa đều có cấu trúc 3 cấp. (Ảnh: ABC News)

Chỉ huy Đội Ma Túy và Vũ Khí NSW Peter McErlain cho biết hầu hết các tổ chức đều có mô hình 3 cấp: Chủ mưu – điều phối – người trồng cần sa. Trong quá trình truy kích những người điều phối mô hình trồng cần sa ở Victoria, cảnh sát đã buộc tội và tịch thu tài sản một người thợ điện, nhiều nhân viên ngân hàng và một người môi giới cho vay. Nhưng có vẻ như tổ chức của Nguyễn Sơn Nam đã bỏ qua khâu trung gian đó.

Những tổ chức tinh vi hơn sử dụng các đơn vị kinh doanh thanh toán bằng tiền mặt như tiệm nail hay nhà hàng để rửa tiền, thay vì sử dụng tài sản hay sòng bạc – những dấu tích dễ dàng bị truy lùng.

“Một phần tiền mặt được bơm vào các đơn vị kinh doanh nhằm che giấu nền kinh tế cần sa, một phần đi vào phân khúc giữa của tổ chức, khâu hậu cần và những người được thuê trồng cần sa. Một phần khác được chuyển ra nước ngoài. Nhưng phần lớn số tiền thu được đi đâu về đâu thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp,” sĩ quan McErlai nhận định.

Một phần số tiền thu được từ những ngôi nhà trồng cần sa của người Việt được rửa ở tiệm nail. (Ảnh:Jeremy Story Carter/ABC News)
Một phần số tiền thu được từ những ngôi nhà trồng cần sa của người Việt được rửa ở tiệm nail. (Ảnh:Jeremy Story Carter/ABC News)

Cảnh sát nghi ngờ phần lớn số tiền này ở lại lãnh thổ Úc và được tái đầu tư và các ngôi nhà trồng cần sa khác, nhập khẩu các loại thuốc phiện khác như ma túy đá, thuốc lắccocaine, mua các tài sản và kinh doanh.

Như được tiết lộ trong vụ án Nguyễn Sơn Nam, một phần số tiền thu được từ cây cần sa được chuyển về Việt Nam, nơi người thân những thành viên tổ chức tội phạm sinh sống.

Canada là một điểm đến khác của đồng đô la Úc trong dòng lợi nhuận bất chính này.

British Columbia, tỉnh bang trên bờ biển phía tây Canada, là nơi phát hiện những ngôi nhà trồng cần sa trên đất Canada. Đây là tội phạm có tổ chức của Việt Nam hoàn thiện mô hình để xuất khẩu đi khắp các nơi trên Canada, Mỹ, Châu Âu và Úc.

Lực Lượng Chống Ma Túy Hoa Kỳ (Drug Enforcement Authority) và Cảnh Sát Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mounted Police) bắt đầu để mắt đến những tổ chức này vào cuối những năm 1990.

Sau đó vào năm 2005, báo cáo của Ủy ban Tội phạm Úc cho thấy người Úc gốc Việt đã đến Canada để tìm hiểu về phương pháp trồng cần sa trong nhà.

Cùng thời gian đó, cảnh sát Úc cũng tìm thấy một loại cần sa mới trên đường phố có tên tiếng lóng B.C. Bud, loài cây bản địa của British Columbia.

Ngôi nhà trồng cần sa đầu tiên được phát hiện ở Nam Úc, sau đó mô hình này bùng nổ ở NSW và Victoria vào khoảng năm 2002 đến 2006.

Tổ chức tội phạm không hề bị xáo trộn khi mất 1 hoặc 2 ngôi nhà sau các cuộc đột kích của cảnh sát. (Ảnh: ABC News)
Tổ chức tội phạm không hề bị xáo trộn khi mất 1 hoặc 2 ngôi nhà sau các cuộc đột kích của cảnh sát. (Ảnh: ABC News)

Thanh tra thám tử Viera tin rằng các tổ chức tội phạm vẫn cử người đến Canada để hoàn thiện kĩ năng.

“Những người này có đến Canada để trau dồi nghề này, rồi mang mô hình về đây,” ông cho hay.

Trong quá trình điều tra, ABC News cũng phát hiện 5 vụ người Việt tổ chức nhập khẩu cocaine, ma túy đá và thuốc lắc trị giá hàng chục triệu đô từ Canada vào Úc thông qua các tiệm mát-xa chân.

Trong một số vụ, các tổ chức tội phạm đã sử dụng các tiệm nail để rửa tiền. Như vậy, cảnh sát đã biết thêm một chút ít về các tổ chức tội phạm trồng cần sa nhưng vẫn còn lâu nữa mới có thể tiến đến đầu não của chúng.

Một cựu sĩ quan cảnh sát Victoria cao cấp giấu tên cho ABC News biết các tổ chức tội phạm đã tăng lên chóng mặt, hậu quả của việc lực lượng điều tra dao động thất thường trong thập kỉ vừa qua.

Ông cho biết các tổ chức ma túy khác liên quan đến việc nhập khẩu heroin, cocaine hoặc ma túy đã bị cảnh sát nhắm đến, nhưng lại có đất nở rộ khi chính phủ ưu tiên truy kích các loại ma túy hạng nặng hơn.

Thế là các ông trùm cần sa vẫn ở trong bóng tối.

“Cũng giống như ma túy thôi, nếu bạn kiên quyết tập trung nguồn lực vào, thì mọi thứ sẽ lộ diện. Còn không thì bức màn sẽ không bao giờ được vén lên.”

Credits:

Phóng viên: Nino Bucci &  Suzanne Dredge

Digital Producer: Jeremy Story Carter

Ảnh/video: Jack Fisher, Dave Maguire, Michael Barnett, Richard Hoskins

 

Nguồn: ABC News