Vietucnews – Từ trước đến nay, trên thế giới chỉ ghi nhận có một người duy nhất được chữa khỏi AIDS là Timothy Brown – một người Đức thường được gọi với tên khác là “bệnh nhân Berlin”. Thế nhưng hiện tại, một người thứ 2 đã được chữa lành khỏi căn bệnh thế kỷ này.
Bệnh nhân đã được chữa lành về mặt chức năng và suy giảm miễn dịch
Theo đó, bệnh nhân nam AIDS đến từ Anh quốc đã được cấy tế bào kháng HIV từ 3 năm trước. Sau quá trình điều trị 18 tháng dùng thuốc kháng virus, kết quả xét nghiệm với độ nhạy cực cao cho thấy HIV đã không còn xuất hiện trong cơ thể của ông.
Tế bào được cấy trước đây cho bệnh nhân này là một dạng đột biến với khả năng kháng lại HIV. Ravindra Gupta – giáo sư sinh học tế bào, người đã dẫn đầu nhóm bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân London cho biết rằng không hề có virus có thể đo lường được và không phát hiện ra bất cứ thứ gì từ xét nghiệm. Theo đó, bệnh nhân đã được chữa lành về mặt chức năng và suy giảm miễn dịch, tuy nhiên vẫn còn sớm để kết luận lành hẳn.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết bệnh nhân London lần này có tình trạng giống như ca của người đầu tiên được chữa khỏi HIV trên thế giới là.
Hành trình chữa khỏi HIV
Năm 2007, Brown đã được kết luận là chữa khỏi HIV và tới giờ, anh vẫn âm tính với các bài xét nghiệm dù là nhạy nhất.
Còn đối với bệnh nhân London (giấu tên) được chẩn đoán nhiễm HIV từ năm 2003 và tới năm 2012 thì xác định mắc thêm một căn bệnh ung thư máu tên là Hodgkin.
Tới năm 2016, tình trạng của bệnh nhân đã rất nặng do ung thư, các bác sĩ quyết định tìm kiếm biện pháp cấy ghép phù hợp. Sau đó, họ tìm được một người hiến tặng tế bào có gen đột biến mang tên CCR5 delta 32 với khả năng kháng HIV.
Dù biện pháp trên cuối cùng đã rất khả quan đối với bệnh nhân London, nhưng hầu hết các chuyên gia vẫn khẳng định rằng nó không thể trở thành cách chữa trị cho các bệnh nhân khác do tốn kém, phức tạp và đầy rủi ro.
Việc tìm được một người hiến tế bào phù hợp có mang đột biến CCR5 vốn có tỷ lệ cực nhỏ, hầu hết là người gốc Bắc Âu. Hơn nữa, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ là liệu CCR5 có đóng vai trò là chìa khóa duy nhất hay liệu có cần “sự hợp tác phù hợp” nào từ bệnh nhân hay không.
Ở cả 2 ca Berlin và London đều ẩn chứa sự phức tạp này mặc dù rất có thể nó có vai trò gì đó trong việc làm giảm các tế bào có HIV. Nhóm nghiên cứu cho biết đang lên kế hoạch để dựa trên những phát hiện lần này để tìm kiếm các chiến lược điều trị HIV có tiềm năng.
Đến nay đã có hơn 37 triệu người đã được chẩn đoán là nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm kiếm biện pháp chữa trị nhưng đến nay, điều thành công nhất vẫn chỉ là một cách kết hợp các loại thuốc để kiểm soát virus trong người bệnh, phòng ngừa lây lan.
Theo tinhte