Vụ cô gái Việt cầu cứu vì bị nghi buôn ma túy: Liệu có phải một “màn kịch”?

0
777

Vietucnews – Những ngày qua, dư luận đang vô cùng quan tâm tới vụ việc một cô gái Việt bị bắt tại Pháp vì nghi ngờ dính líu tới buôn bán ma túy. Điều khiến dư luận chú ý là bài viết “cầu cứu” của cô gửi từ nước Pháp xa xôi. Nhưng tính chính xác của câu chuyện vẫn còn là một dấu hỏi chấm chưa có lời giải đáp.

Một bài viết “tố” cô gái Việt này đang dựng chuyện để đánh lừa dư luận đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Cư dân mạng bắt đầu nghi ngờ về tính chính xác của câu chuyện.

Trích nguyên văn bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội bóc trần sự thật về câu chuyện:

“Mắc kẹt ở Paris“: “Case cuối cho vụ chị buôn cần sa bị tạm giữ. Hơi dài nhưng anh em nào quan tâm hãy đọc như đọc 1 bài báo và thông cái não về luật EU cũng như phóng đôi mắt tuệ mà tìm hiểu chị mai xạo cỡ nào.

Update pic ! Luật Bỉ: Mua bán cần sa chưa được hợp pháp hóa. Tội được liệt vào tội hình sự (penal code) (tham khảo: Belgium Penal Code).

Những cá nhân sỡ hữu cần sa (hoặc các chất kích thích tương đương) cho mục đích sử dụng riêng, nếu không chứng minh được là có sự chỉ định của bác sĩ để trị bệnh thì sẽ bị tù từ 3 tháng – 1 năm hoặc bị phạt từ 8000EUR-(800,000EUR) tùy mức độ phạm tội hoặc tái phạm.

Nếu như sỡ hữu, sản xuất, buôn bán giao dịch (trong và ngoài Bỉ) các chất cấm như c ần s a thì sẽ bị phạt 3 tháng – 5 năm tù, hoặc 8000EUR-800,000EUR tiền phạt, có case các tổ chức lớn có thể bị phạt lên đến 20 năm tù gồm nhiều tội danh tăng nặng. Như vậy, tôi có lý do để tin rằng chị Mai Phạm tội tàng trữ, buôn bán cần sa ở Bỉ vì tòa án Bỉ đã kết án chị 4 năm tù giam.

Cư dân mạng bắt đầu nghi ngờ về tính chính xác của câu chuyện.

Các anh chị đã đọc qua các bài viết của chị Mai Pham (theo chủ quan của chị mang yếu tố định hướng của cá nhân) về quá trình chị bị bắt giữ tại sân bay ở Paris. Và chị vẫn đang kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè cộng đồng, kêu gào rằng chị bị oan, rằng chị không biết tại sao chị lại bị bắt, rằng chị bị trộm thông tin ID và chị hoàn toàn vô tội, rằng tại sao chị bị truy nã mà ĐSQ Pháp vẫn cấp Visa cho chị…

Trước hết nếu các anh chị đã từng trải qua những thủ tục tố tụng ở Châu Âu thì các anh chị sẽ dễ dàng luận ra được chị Mai Pham đã bịa đặt nói dối. Cái nói dối lớn nhất của chị là: Tôi Không Biết Gì! Khi một công dân hoặc người cư trú trong khối liên minh EU bị kiện/bị điều tra/bị tình nghi vào một tranh chấp một vụ án nào đó , phía công tố viên/hoặc luật sư bên nguyên sẽ gửi cho bạn một cái gọi là Enforcement (Vollstreckung), trên đó ghi rõ ràng bạn đang bị kiện về vấn đề gì, bạn đang bị tình nghi về việc gì…bla bla… và họ cho bạn một khoảng thời gian để thu thập chứng cứ phản biện, tìm luật sự và trình tòa án.

Nếu bạn nhận được giấy này, nhưng bạn không trả lời, không thuê luật sư đại diện, không có hành động reply… thì họ sẽ gửi thêm 2 lần nữa nhắc nhở. Sau 3 lần nhận giấy mà bạn không hồi âm hoặc không hầu tòa, bạn sẽ bị xử vắng mặt. Nếu bạn bị xử vắng mặt, bạn coi như không biện hộ gì cho mình, tất cả tội của bạn sẽ được bên công tố luận, hoặc bên nguyên đơn phương thắng kiện. Mình ví dụ bên nguyên kiện bạn nợ anh ta 2000EUR chưa trả, tòa gửi giấy về yêu cầu bạn trả lời về cáo buộc này.

Nếu như bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình không còn nợ nần gì anh ta, anh hãy đưa cho luật sư của mình hoặc mang ra cho tòa án xem xét. Nếu như bạn thắng kiện (bên nguyên sai) thì toàn bộ án phí và tiền luật sư bên nguyên chịu, con nếu bạn cãi thua thì bạn phải trả án phí và cả tiền nợ bạn nợ bên nguyên cộng tiền luật sư. Còn nếu bạn vắng mặt thì bạn tự tước đi quyền lợi của mình, bên nguyên coi như thắng.

Một bài viết “tố” cô gái Việt này đang dựng chuyện để đánh lừa dư luận đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Như vậy quay trở lại Mai Pham, cô ta chắc chắn đã nhận được Enforcement này của tòa án hoặc công tố viên từ báo cáo của cảnh sát. Cô ta khó cãi là cô ta không nhận được vì thư của tòa án được bưu điện gửi bảo đảm. Chính vì cô ta nhận đc Enforcement này nên cô ta thanh dã về Việt Nam. Nên khi cô ta kêu cô ta không biết gì tại sao mình bị bắt là cô ta xạo, phải nói rõ ràng: Tôi không biết gì tại sao cảnh sát Pháp bắt tôi (phải là cảnh sát Bỉ chứ). Rồi, bây giờ đến màn nhận dạng ID ở sân bay Paris. Nói đến nhận dạng thì EU đã triển khai nhận dạng bằng vân tay từ lâu. Tức là trùng tên trùng ngày tháng năm sinh (trong trường hợp bị đánh cắp thông tin ID) nhưng không thể trùng vân tay và trùng ADN được.

Tức là như vầy, khi tòa Bỉ xử cô vắng mặt, tòa án Bỉ phải chứng mình được cái người mà họ đang xử và cái người phạm tội ghi trong báo cáo của cảnh sát phải là người tên đó, số ID đó, và trùng dấu vân tay với nhau. Trong lời kể của Mai Pham không hề có chi tiết nào là kiểm tra vân tay cả, mà cô ta kể rằng họ thấy trùng tên là giam cô ta luôn, xạo! Điều này rất vô lý và sai quy chế hành pháp của EU.

Điều đầu tiên khi cảnh Pháp phát hiện cô ta trùng ID với tội phạm bị truy nã là check dấu vân tay xem có bị trùng tên không, có nhìu vụ án nghiêm trọng hơn phải check luôn ADN. Sau khi check bằng máy (tốn khoảng 1 phút), nếu vân tay không trùng xác định người khác, họ thả cô ta ra ngay và luôn. Hết chuyện! Và nguyên một đoạn sau đó là cô ta viết tiểu thuyết bán hàng câu like.

Nhưng cô ta đã lược bỏ đoạn này và cô ta vẫn bị giam lại, chứng tỏ cảnh sát Pháp đã check vân tay, bắt đúng người và tạm giam cô ta. Quay trở lại việc Bỉ đã kết tội cô ta 4 năm tù giam nhưng xử vắng mặt. Để kết tội được cô ta, tòa Bỉ phải chứng minh được các chứng cứ tang vật của vụ án họ có đều phải có liên quan đến cô ta, tức là: “Có dính vân tay, có dính ADN, chứng cứ giao dịch bằng tài khoản Internet Banking…” Vậy cái người mà có cái vân tay đó bi kết tội 4 năm tù ở Bỉ lại hoàn toàn trùng khớp vân tay với Mai Pham.

Mai Pham có thể kháng cáo (vì thời gian cho cô bào chữa đã qua, cô chỉ có thể kháng cáo), nhưng cô chỉ có thể kháng cáo ở Bỉ. Tòa ở Pháp chỉ xem xét 2 sự việc :

1. Có bắt đúng người hay không?

2.Có phải dẫn độ qua Bỉ hay không?

Chứ tòa ở Pháp không có xử lại án mà tòa ở Bỉ đã tuyên, Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp của Bỉ, và cũng không thể xử lại án đã kết. Xử lại hay không là do tòa Bỉ xem xét và quyết định dựa trên các chứng cứ mới. Số 1 thì đã đúng rồi, bây giờ còn cái số 2 là có dẫn độ hay không? Điều này phải dựa trên luật pháp về cần sa giữa Pháp và Bỉ.

Mai Pham – cô gái đang gây xôn xao dư luận với câu chuyện “Mắc kẹt ở Paris”.

Nếu như Bỉ có án tử hình cho tội phạm ma túy, thì Pháp hoàn toàn có quyền từ chối dẫn độ vì lý do nhân đạo nhân quyền bác ái. Nhưng Bỉ không có tử hình, và giữa Pháp và Bỉ đã có giao kết về dẫn độ tội phạm, cô Mai Pham đưa ra luận cứ gì để Pháp giữ lại cô không dẫn độ về Bỉ? Xác xuất thành công là 0,000000001%.

Việc của phiên tòa ngay 9/2/2019 tới sẽ là phiên tòa xem có dẫn độ cô về Bỉ hay không. Nếu cô một mực kêu oan ở Pháp, thì tòa Pháp cũng sẽ dẫn cô về Bỉ để kêu vì Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp Bỉ như đã nói và không xử lại những vụ Bỉ đã kết. Tại sao bị truy nã nhưng Mai Pham vẫn được cấp visa qua Pháp? Điều này tôi có hai giả định: 1. Hồ sơ tòa án hay cảnh sát chưa thống nhất với hồ sơ di trú được lưu ở ĐSQ Pháp ở Vietnam. 2. ĐSQ Pháp đã biết và muốn bắt cô Mai Pham này, và việc bắt giữ nếu xảy ra ở EU thì sẽ đơn giản và ít rườm rà hơn là thông qua con đường luật pháp ngoại giao để yêu cầu dẫn độ.

Nếu như Bỉ gửi giấy yêu cầu Việt Nam dẫn độ Mai Pham qua Bỉ chịu án thì Việt Nam có thể từ chối vì giữa Bỉ và Việt Nam vẫn chưa có luật dẫn độ, cơ mà không có lí do gì Việt Nam từ chối dẫn độ vì nếu từ chối thì sẽ làm sứt mẻ thêm mối bang giao giữa hai nước và quan trọng là giữa Việt Nam với EU. Chưa kể Mai Pham không phải là tội phạm chính trị, thường các nước rất né tránh việc dẫn độ tù/tội phạm chính trị (an ninh quốc phòng) nhưng tội phạm m a t úy thì họ sẵn sàng dẫn độ.

Do vậy sau 10 năm tưởng “tình đã cũ”, cô Mai Pham quay lại EU và bị bắt tại chỗ. Bây giờ Bỉ đã biết Pháp đang giam giữ cô, nếu như Pháp thả cô về Việt Nam mà không dẫn độ về Bỉ, thì khi cô về Việt Nam, tôi khẳng định Bỉ sẽ gửi công văn yêu cầu Việt Nam dẫn độ cô này qua Bỉ chịu án. Đường nào cô cũng dính! Tại sao Mai Pham được tại ngoại? Chính sách được tại ngoại từng quốc gia là khác nhau mời quí anh chị tìm nguồn tham khảo, nhưng theo tôi được biết ở Pháp các loại dược phẩm tương đương c ần s a đc kê đơn để trị bệnh nên tội buôn cần  a có thể đc tại ngoại ở Pháp, điều này tùy từng nước.

ĐSQ Vietnam ở Pháp nói gì ? Tất cả những gì ĐSQ Việt Nam ở Pháp có thể hỗ trợ hiện tại là giúp Mai Pham tìm luật sư bào chữa, và xem xét những cách tốt nhất để giúp đỡ Mai Pham bằng cách hỗ trợ Mai Pham thu thập tài liệu xuất nhập cảnh của cô . Đó là những gì ĐSQ có thể làm và hỗ trợ, còn lại tất cả có qua khỏi tai kiếp hay không là do bản thân Mai Pham, rằng cô có thực sự đã phạm pháp hay không. ĐSQ không thể khơi khơi buộc Pháp hay Bỉ thả Mai Pham ra hay dùng đòn ngoại giao để gây sức ép. Họ đã làm đúng trách nhiệm và khả năng.

Chứng cứ ĐSQ đưa ra có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của nó là chứng minh cô Mai Pham đã thanh dã về Việt Nam trước khi tòa án ở Bỉ xét xử vắng mặt cô, chấm hết! Nó hoàn toàn không có ý nghĩa chứng minh cô chưa hề phạm tội cũng như ko có ý nghĩa chứng minh cô không hề qua Bỉ như lời cô xạo trên mạng xã hội. Việc di chuyển giữa các nước liền kề trong EU, cụ thể giữa Pháp và Bỉ là hoàn toàn không bị check passport, check ID card, xuất nhập cảnh, cho nên không ai có thể chứng minh được cô đã từng hay chưa bao giờ đến Bỉ hay không.

Bây giờ cứ cho là cô không bao giờ đến Bỉ thì các tài khoản Internet Banking cô dùng khi ở Hà Lan đều có nhận những khoản tiền giao dịch từ những lần buôn bán cần sa từ Bỉ. Tại sao Bỉ biết? Đồng bọn cô khai ra chứ đâu.

Bây giờ cô sẽ cãi là cái Internet Banking đó cô đã cho người khác dùng chung hay đại loại vì cô là dân buôn bán online, nhưng cô quên rằng mọi sự chịu trách nhiệm do người chủ sỡ hữu tài khoản chịu, đây là hợp đồng cô kí với ngân hàng. Nên dù vô tình hay hữu ý cô để lộ Bank Info ra thì đều phải do cô chịu trách nhiệm. Trên cơ sở pháp luật phổ thông, vô tình với cố ý bàn giao trách nhiệm nó không có nghĩa lý gì. Và lời kết chính là thái độ của cô. Trong luật pháp có cái lý nhưng cũng có cái tình (tình tiết giảm nhẹ). Cô cố chấp, viết bài sai sự thật, vu khống và có hàm ý dẫn sai sự thật.

“Mắc kẹt ở Paris” liệu có đúng sự thật như Mai Pham kể không? Đó vẫn là một dấu hỏi chấm lớn!

Theo phunu.com.au