NSW đã ghi nhận một trường hợp nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ mới – một người đàn ông tầm 50 tuổi mới trở về từ châu Âu. Đây là ca nhiễm đậu khỉ thứ ba ở NSW và là ca thứ tư trên toàn nước Úc.
NSW Health cho hay, người đàn ông này đã phát bệnh nhẹ chỉ vài ngày sau khi trở về Sydney. Hiện người này đang được cách ly tại nhà và trường hợp nhiễm vi-rút đậu khỉ của ông không có mối liên hệ với 2 ca nhiễm được phát hiện ở NSW trước đó.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi-rút gây ra, có thể lây truyền từ người này sang người khác qua vết thương hở ở da, qua đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi hoặc miệng. Nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn nếu có tiếp xúc cơ thể gần gũi, dùng chung khăn, tấm trải giường hoặc các vật bị nhiễm bẩn.
Các triệu chứng của bệnh đậu khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức.
Bà Kerry Chant, Giám đốc y tế NSW đã bày tỏ mối bận tâm về sự lây lan của đậu mùa khỉ ở Úc, nói rằng đậu khỉ không có nguy cơ trở thành đại dịch như Covid-19 và không có khả năng lây lan trên diện rộng trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tuy là một bệnh đặc hữu ở Châu Phi, nhưng 23 quốc gia không lưu hành vi-rút đậu mùa khỉ đã được báo cáo trường hợp mắc bệnh kể từ giữa tháng Năm.
Tổ chức từ thiện sức khỏe cộng đồng ACON đã khuyến cáo những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới nên cảnh giác với các triệu chứng của đậu mùa khỉ.
Số ca mắc bệnh cúm tăng vọt ở Victoria gần đây đã thúc đẩy chính quyền tiểu bang triển khai tiêm phòng cúm miễn phí cho cư dân trong tháng 6 này.
Bộ trưởng Y tế bang Victoria, ông Martin Foley, đã công bố chương trình trị giá 33 triệu đô của chính phủ tiểu bang với mục đích đối phó với số lượng ca bệnh cúm đặc biệt cao trên toàn tiểu bang trong những tuần gần đây.
“Số ca bệnh cúm đã tăng rất nhanh”, ông Foley nói.
Số trường hợp được xác nhận là mắc bệnh cúm ở Vcitoria trong năm nay đã tăng từ 10,000 lên 15,000 trong tuần qua.
Tuy nhiên, ông Foley cho hay, ông dự đoán, trên thực tế trên, số người mắc bệnh cúm trên toàn bang có thể cao hơn 15,000.
Trong 2 năm vừa qua, do các hạn chế Covid-19, số trường hợp nhiễm cúm đã giảm đi rất nhiều. Và năm nay, người dân Victoria có thể phải đối mặt với “một mùa cúm thực sự“.
Ông Foley kêu gọi người dân toàn tiểu bang Victroia đi tiêm phòng cúm mùa để bảo vệ bản thân, gia đình và giúp giảm áp lực cho hệ thống y tế vốn đã bị mỏng đi rất nhiều sau đại dịch Covid-19.
Động thái của chính phủ Victoria theo sau thông báo của chính phủ NSW, Nam Úc, Tây Úc và Queensland về việc sẽ tiêm phòng cúm miễn phí cho người dân của họ vào tháng 6.
Đối tượng được tiêm phòng cúm miễn phí bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, Thổ dân và Cư dân Đảo Torres Strait, cùng một số người gặp phải vấn đề về sức khỏe tại Victoria.
Ngoài ra, khi mùa đông đến, cư dân Victoria cũng được khuyến khích tiêm liều vắc-xin Covid-19 tăng cường.
Số người tử vong liên quan đến Covid-19 ở Victoria trong mùa thu là hơn 800 người, cao gấp 3 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông ở tiểu bang vào năm ngoái.
Không khí mùa đông đã bắt đầu ùa về trên khắp nước Úc. Bạn băn khoăn không biết sẽ đi đâu chơi, thư giãn trong mùa đông? Nếu các bãi biển và thác nước được xem là những “nàng hậu” của mùa hè, thì suối nước nóng chính là “ông hoàng” của mùa đông.
Cùng chúng tôi điểm qua 4 suối nước nóng tuyệt nhất NSW mùa đông này nhé!
Nằm bên trong công viên quốc gia Kosciuszko National Park, Yarrangobilly Caves Thermal Pool là một hồ nước nóng tự nhiên và có nhiệt độ 27°C ổn định quanh năm, có độ khoáng hóa nhẹ.
Suối nước nóng có chiều dài khoảng 20m và sâu khoảng 2.5m. Ngoài ngâm mình dưới hồ nước ấm nóng, bạn cũng có thể đi bộ ngắm cảnh hoặc picnic ở khu vực gần đó.
2, Blue Mountains Sparadise, Japanese Bath House:
Địa chỉ: 259 Sir Thomas Mitchell Dr, South Bowenfels NSW 2790
Giá vé: $80/người – tối đa 3 tiếng sử dụng các tiện ích ở Bath House.
Cần đặt trước.
Suối nước nóng ngoài trời tại Japanese Garden and Bathhouse (bên trong có dịch vụ Spa) có nguồn gốc tự nhiên, kết hợp với hỗn hợp thảo dược để mang lại liệu pháp trị liệu bằng hơi nước nóng thực thụ mà không làm giảm đi tính tự nhiên.
Tại Blue Mountains Sparadise, ngoài suối nước nóng còn có các dịch vụ mát-xa, trị liệu, phòng thưởng trà và thậm chí có cả chỗ ở, để bạn có thể đắm mình trong quang cảnh những ngọn núi tuyệt đẹp, hít thở không khí trong lành và làm ấm cơ thể trong suối nước nóng.
Cơ quan quản lý năng lượng của Úc đã quyết định nâng giá điện chuẩn cho các nhà bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu hộ gia đình Úc sắp phải chịu “cú sốc” giá điện tăng cao kể từ đầu tháng 7.
Ảnh: ABC
Hôm 26/5, Cơ quan Quản lý Năng lượng Úc (AER) cho biết sẽ tăng giá điệntiêu chuẩn – giới hạn giá bán mặc định trên thị trường (DMO). DMO được thiết lập vào năm 2019 dành cho những người tiêu dùng không chọn “mạng lưới an toàn về giá“. Ưu đãi DMO đóng vai trò là giới hạn giá cho khách hàng dân cư và doanh nghiệp nhỏ về mức giá mà các nhà bán lẻ năng lượng có thể tính phí cho khách hàng sử dụng điện theo các gói mặc định.
Theo đó, giá điện tiêu chuẩn sẽ tăng hơn $220 mỗi năm ở NSW, hơn $160 ở Queensland và hơn $120 ở Nam Úc.
Ảnh: ABC
AER cho biết quyết định tăng giá điện về cơ bản là “đặc biệt khó khăn” nhưng là cần thiết, và người dân cần cân nhắc chi tiêu để có giá tốt nhất.
“Khi thiết lập các mức giá mới cho giá thị trường mặc định (DMO), chúng tôi hiểu tác động đáng kể mà chúng sẽ gây ra đối với một số người tiêu dùng, những người có thể đang phải chật vật vì áp lực chi phí sinh hoạt. Nếu một số lượng lớn các nhà bán lẻ không thể thu hồi chi phí của họ và buộc phải rời khỏi thị trường – như chúng ta đã thấy gần đây ở Anh – thì điều đó sẽ gây thêm chi phí cho người tiêu dùng“, Clare Savage – Chủ tịch AER cho hay.
Ảnh: ABC
Giá khí đốt và giá than tăng trên toàn cầu cũng đã góp phần khiến giá điện bán buôn tăng vọt lên mức kỷ lục. Việc sửa chữa và ngừng hoạt động lên tới 1/3 nhà máy nhiệt điện than cũng đã góp phần vào bước tăng vọt gần đây.
Hơn 200 cây cần sa đã được phát hiện trồng trong một căn nhà ở Sydney bằng hệ thống thủy canh.
Cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 213 cây cần sa được trồng bằng hệ thống thủy canh vô cùng công phu trong một ngôi nhà dường như bỏ hoang.
Credit: 9news
Tuy nhiên, những người hàng xóm sống quanh ngôi nhà ở Greenacre này lại không hề biết đến “vụ cần sa” trị giá hàng triệu đô đang diễn ra trong đó.
“Chúng tôi không hề mảy may nghi ngờ, cũng không biết gì về chuyện đó”, một người hàng xóm nói.
Credit: 9news
“Sốc quá!” một hàng xóm khác thốt lên.
“Không thể tin được! Chẳng biết chuyện gì đang xảy ra”, một người hàng xóm nữa cho hay.
Theo thông tin từ cảnh sát, mỗi căn phòng trong căn nhà đều được trang bị hệ thống thủy canh để trồng cần sa. Việc trồng trọt có vẻ như đã bắt đầu từ khoảng 3 tháng trước, vì cây cần sa đã trưởng thành và đã sẵn sàng phân phối ra thị trường.
Credit: 9news
Tại thời điểm cảnh sát đột kích vào căn nhà trồng cần sa, không có ai ở nhà. Vì vậy, không có vụ bắt giữ nào hôm nay.
Lực lượng cảnh sát ở phía tây nam Sydney hiện đang triệt phá khoảng 50 nhà trồng cần sa/ chứa ma túy mỗi năm.
Sau hai năm phải hủy bỏ vì đại dịch Covid-19, Lễ hội Ánh sáng có một không hai của Úc – Vivid Sydney 2022 sẽ khai mạc vào tối mai, 27/5.
Đường đi bộ ánh sáng Light Walk của Vivid Sydney năm nay sẽ dài hơn bao giờ hết, nối 47 công trình nghệ thuật, trải dài từ Sydney Opera House đến Central Station.
Light Walk
Bộ trưởng Du lịch NSW Stuart Ayres cho biết, sự kiện này sẽ mang lại sức sống và niềm vui cho thành phố. Theo ông, Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney năm nay sẽ là sự kiện lớn nhất và sáng giá nhất, với những “cái đầu tiên” của mùa lễ hội cũng như mang đến nhiều lý do tham dự sự kiện đặc sắc này hơn cho người dân Sydney nói riêng và du khách trên khắp nước Úc nói chung.
“Đã lâu lắm rồi kể từ khi ánh sáng của Vivid Sydney 2019 “tắt ngấm”, và hầu như không có gì có thể khiến tôi hạnh phúc hơn là chứng kiến sự kiện ngoạn mục này khai mạc vào đêm mai”, ông Ayres bộc bạch.
“Cả thế giới sẽ chào đón và dõi theo sự kiện.”
Mọi người có thể mong đợi được đắm chìm trong 23 đêm trình diễn nghệ thuật đầy mê hoặc, những tác phẩm ánh sáng 3D, những màn biểu diễn nhạc sống giúp tinh thần phấn chấn và những buổi thảo luận chuyên sâu từ những bộ óc tuyệt nhất thế giới.
Bộ trưởng Du lịch NSW hy vọng sự trở lại của Vivid Sydney 2022 sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành du lịch, khách sạn và giải trí sau khi đại dịch COVID-19 gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho ngành.
Space installations in Barangaroo for Vivid 2022. (Destination NSW)
Vivid Sydney 2022 sẽ diễn ra từ ngày 27/5 đến 18/6.
Trong hai năm qua, do các quy định cách ly vì đại dịch Covid-19, Úc đã ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh cúm cực kỳ thấp. Tuy nhiên, năm nay, tỷ lệ đó sẽ không lặp lại.
Thực tế, tỷ lệ ca bệnh cúm mùa đã tăng lên. Trong tuần này, thủ hiến tiểu bang Queensland, bà Annastacia Palaszczuk đã miễn phí chủng ngừa cúm và cảnh báo tiểu bang sẽ phải đối mặt với một mùa đông “khó khăn” hơn so với 2 năm trước.
Bà Annastacia cho biết, mùa cúm năm nay có thể tồi tệ hơn rất nhiều và có thể so sánh với mùa cúm năm 2017. Vì vậy, theo bà, cần thực hiện một cuộc “tấn công phủ đầu” và có các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.
Các số liệu y tế liên bang cho thấy chỉ có 598 trường hợp cúm được xác nhận trong phòng thí nghiệm đã được báo cáo trên toàn quốc trong năm, tính đến tháng 11/2021. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn nước Úc đã ghi nhận đến 5,049 trường hợp mắc bệnh cúm.
Và dữ liệu từ một số tiểu bang đã cho thấy, số liệu tháng 5 sẽ nhanh chóng vượt xa con số đó.
Tại Queensland, tổng số ca mắc cúm mùa đã tăng gấp đôi, lên hơn 4,200 ca trong vòng một tuần qua. Tại NSW, chỉ trong vòng một tuần, có 1,125 người đã đến khám tại các bệnh viện tại địa phương do xuất hiện triệu chứng giống cúm. Trong số đó, 150 người phải nhập viện và 6 người rơi vào tình trạng nghiêm trọng, buộc phải được chăm sóc đặc biệt.
Một chuyên gia y tế của Úc cảnh báo, bệnh cúmcó thể gây nguy hiểm cho trẻ em hơn hết. Bà cho rằng nhiều người lo lắng về việc sẽ gặp nguy cơ hoặc các phản ứng phụ không mong muốn nếu tiêm đồng thời hai loại vắc-xin: cúm và Covid-19, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người trong số họ từ chối tiêm vắc-xin cúm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nước Úc mở cửa trở lại và dỡ bỏ hầu hết các hạn chế Covid-19, khi mùa Đông đến và mọi sinh hoạt đã bắt đầu quay trở lại như thường lệ, nguy cơ mắc cúm mùa đang gia tăng.
Hiệp hội Y khoa Úc cho biết, các tiểu bang khác nên “đi theo” hướng đi của Queensland – triển khai tiêm phòng cúm mùa miễn phí cho người dân, giúp giảm số ca bệnh và giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế.
Nằm tại cửa ngõ giao thông châu Á – Thái Bình Dương, nền kinh tế trị giá 360 tỷ AUD, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động lành nghề cùng lối sống thoải mái, khí hậu cận nhiệt đới và mức sống cao, tiểu bang nắng ấm Queensland hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế.
Đặc biệt, với chủ trương thu hút nguồn vốn và nhân lực nước ngoài có trình độ của chính quyền liên bang, Queensland sẵn sàng tạo mọi điều kiện để hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu và đầu tư của các doanh nhân Việt tại tiểu bang.
Hiện nay, trọng tâm kinh tế Úc đang dịch chuyển dần sang phía Bắc với sự tăng trưởng nhanh chóng của các điểm đến du lịch như Brisbane, Gold Coast (Queensland). Các thành phố lớn tại Queensland đang tích cực phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông để đáp ứng lượng khách du lịch ngày càng lớn đến tiểu bang.
Ước tính đến năm 2025, doanh thu du lịch sẽ đóng góp khoảng 33 tỷ AUD vào nền kinh tế tiểu bang. Bên cạnh đó, các lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng tái tạo, năng lượng hydro,… cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm và chủ lực của Queensland. Chính nền kinh tế đa thành phần của Queensland sẽ giúp các nhà đầu tư Việt có nhiều hơn một sự lựa chọn khi muốn đầu tư và định cư tại Úc.
Theo Bộ Nội Vụ Úc, so với năm tài chính trước, tổng hạn ngạch nhập cư trong năm tài chính 2022 – 2023 vẫn là 160,000. Tuy nhiên, nhằm cân bằng thị trường lao động trong bối cảnh nước Úc thiếu hụt nhân lực trầm trọng sau gần 2 năm đóng cửa biên giới do dịch bệnh, diện thị thực 188 bị cắt giảm chỉ tiêu chỉ còn 9,500 thị thực, giảm 30% so với 2021 – 2022.
Việc cắt giảm báo hiệu một năm cực kỳ cạnh tranh cho những nhà đầu tư muốn xin định cư vào Úc. Tuy vậy, Queensland là một trong những bang đang có điều kiện xin visa diện đầu tư – định cư Úc ít khó khăn nhất. Do đó, nếu có kế hoạch định cư Úc và nhập cư Queensland, nhà đầu tư nên chuẩn bị và nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất để đảm bảo quyền định cư cho cả gia đình.
Để giúp quý nhà đầu tư nắm bắt những thông tin cụ thể về chương trình đầu tư – định cư tại Úc và tiểu bang Queensland trong năm tài chính 2022 – 2023, HALI Australia trân trọng kính mời quý vị tham dự Hội thảo:
VISA ĐẦU TƯ ÚC: Gặp gỡ trực tiếp đại diện bang Queensland
Hội thảo do HALI Australia và chính phủ tiểu bang Queensland phối hợp tổ chức với sự tham dự của các Chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam & Úc:
Bà Huyền Nguyễn – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Queensland tại Việt Nam
Ông Long Phan – Cố vấn Di trú Úc (MARN 1677976)
Bà Sophie Doan – Giám đốc Quỹ đầu tư Hamilton Knight Group
Ông Allan Nguyễn – Giám đốc Công ty quản lý tài chính & tư vấn thuế Allan & Co
Tại Hội thảo, đại diện chính quyền Queensland sẽ giải đáp những thắc mắc của quý nhà đầu tư về quy trình hoàn thiện hồ sơ và cập nhật các thay đổi trong tiêu chí nhận bảo lãnh bang Queensland năm 2022 – 2023. Đồng thời, các chuyên gia từ HALI Australia sẽ tư vấn lộ trình định cư Úc cho quý nhà đầu tư cùng gia đình; cung cấp giải pháp đầu tư để đáp ứng điều kiện hồ sơ visa 188A, 188B và 188C; cũng như chia sẻ về các vấn đề thuế/phí khi thành lập và vận hành doanh nghiệp tại Úc.
Cập nhật điều kiện Visa Đầu tư Úc năm 2022 – 2023 của Bộ Nội Vụ Úc
Cách thức đầu tư đáp ứng điều kiện visa 188B & visa 188C tại tiểu bang Queensland
Thuế/phí khi thành lập và vận hành doanh nghiệp tại Úc
Hỏi – Đáp trực tiếp với chính quyền bang, chuyên gia di trú Úc và đại diện quỹ đầu tư
Lợi ích khi tham dự Hội thảo:
Trao đổi trực tiếp với đại diện chính phủ tiểu bang Queensland, và Cố Vấn Di Trú Úc về cơ hội trở thành thường trú nhân Úc thông qua các dự án kinh doanh đa dạng (xuất nhập khẩu, năng lượng mặt trời…)
Cập nhật điều kiện Visa Đầu tư Úc năm 2022 – 2023 của Bộ Nội Vụ Úc & tiểu bang Queensland
Tìm hiểu thị trường BĐS Úc và cơ hội đầu tư – kinh doanh
Tư vấn về các vấn đề thuế/phí khi thành lập và vận hành doanh nghiệp tại Úc
Kết nối với cộng đồng nhà đầu tư Việt cùng quan tâm tới thị trường kinh doanh hấp dẫn tại Úc
Đối tượng tham dự Hội thảo:
Các Doanh Nhân đang có nhu cầu tìm hiểu chương trình Đầu Tư – Định Cư Úc
Các Doanh Nhân đang giữ visa 188 và đang cần tư vấn lộ trình lên 888
Các Doanh Nhân quan tâm đến đầu tư sinh lời và thuế/phí trong kinh doanh tại Úc
*Lưu ý: Để sự tiếp đón được chu đáo, Quý doanh nhân quan tâm vui lòng đăng ký và xác nhận tham dự Hội thảo trước 24h ngày 24.06.2022.
Một người đàn ông ở NSW đã tử vong sau khi bị nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản – đây là trường hợp tử vong thứ hai liên quan đến vi-rút này được ghi nhận tại tiểu bang.
NSW Health xác nhận, người đàn ông khoảng 60 tuổi đã tử vong tại Bệnh viện Albury Base vào ngày 20/5. Người này đã được chẩn đoán nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản vào đầu tháng Ba.
Tính đến hiện tại, đã có tổng cộng 13 người dân NSW bị nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.
Vi-rút viêm não Nhật Bản được phát hiện lần đầu tiên tại NSW vào tháng 2 và lây lan qua muỗi, ảnh hưởng đến động vật và con người.
NSW Health khuyến cáo, tuy các bằng chứng cho thấy số lượng muỗi đã giảm, nhưng người dân toàn bang cần phải thật cẩn trọng, tránh bị muỗi đốt.
Những người có nguy cơ nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản cao hơn bao gồm: người làm việc trong trại chăn nuôi lợn, vận chuyển động vật, bác sĩ thú y và sinh viên làm việc với lợn, nhân viên phòng thí nghiệm xử lý bệnh viêm não Nhật Bản, các nhà côn trùng học và những người làm việc liên quan đến bẫy động vật và muỗi để giám sát.
“Vi-rút không thể lây truyền giữa người với người và không thể bị lây nhiễm khi ăn thịt lợn hoặc các sản phẩm từ lợn khác.”
Viêm não Nhật Bản có thể gây ra bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm đau đầu, co giật và giảm ý thức trong một số trường hợp.
Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm não Nhật Bản, nhưng người thuộc các nhóm nguy cơ cao được khuyến khích tìm đến bác sĩ gia đình của và nói về việc chủng ngừa.
Để tránh bị muỗi đốt, NSW Health khuyến cáo:
Tránh ra ngoài, tránh những vùng có nhiều bụi rậm và đầm lầy vào thời gian “cao điểm” của muỗi – bình minh và hoàng hôn.
Mặc quần áo dài, đi tất và mang giày.
Sử dụng sản phẩm hoặc chất xua đuổi muỗi (DEET, picaridin, hoặc tinh dầu bạch đàn chanh).
Sử dụng màn chống muỗi và nhang muỗi.
Làm sạch, đổ tất cả nước thừa trong chum, vại, thùng,… hoặc bất cứ nơi nào có thể là nơi sinh sống và sinh sản của muỗi.
Đậu mùa khỉ – căn bệnh thường chỉ gặp ở các nước Châu Phi – hiện đã “có mặt” tại Úc. Đây là một căn bệnh hiếm gặp và còn quá mới đối với người dân Úc. Vậy đậu mùa khỉ là gì? Nó có nguy hiểm không? Và có dễ lây lan như Covid-19 hay không? Dưới đây là những gì bạn cần biết về đậu mùa khỉ!
Hiện nay, cơ quan y tế tiểu bang đang cảnh báo người dân cảnh giác sau khi hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận ở NSW và Victoria.
Hai trường hợp rơi vào một người đàn ông tầm tuổi 40 ở NSW và một người đàn ông khoảng 30 tuổi ở Victoria. Cả 2 đều trở về từ Châu Âu gần đây và hiện đều bị cách ly.
Trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉđầu tiên được xác nhận trên người là vào năm 1970, ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC).
Bệnh đậu mùa khỉ không có khả năng gây ra một đại dịch khác. Mặc dù là loại vi-rút hiếm gặp và thường chỉ gây bệnh nhẹ, đậu mùa khỉ vẫn có thể gây ra bệnh nặng. Các quan chức y tế lo ngại rằng sẽ có nhiều trường hợp phát sinh hơn khi việc đi lại và du lịch tăng lên đáng kể sau đại dịch Covid-19.
Đậu mùa khỉ là “anh em họ” của bệnh đậu mùa:
Bệnh đậu mùa khỉ do vi-rút đậu mùa khỉ gây ra, thuộc một nhóm con của họ vi-rút Poxviridae có tên là Orthopoxvirus. Tập hợp con này bao gồm các vi-rút đậu mùa, đậu bò, và đậu mùa (ở súc vật).
Cái tên “bệnh đậu mùa khỉ” xuất phát từ những trường hợp đầu tiên của căn bệnh này ở động vật được ghi nhận vào năm 1958, khi hai vụ bùng phát xảy ra ở những con khỉ được nuôi để nghiên cứu. Tuy nhiên, vi-rút không lây từ khỉ sang người, và khỉ cũng không phải là vật mang mầm bệnh chính.
Mức độ lây nhiễm của đậu mùa khỉ:
Vi-rút có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh hoặc các bề mặt chứa vi-rút.
Thông thường, vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ở da, qua đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi hoặc miệng.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:
Sau khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể, nó bắt đầu nhân lên và lây lan khắp cơ thể qua đường máu. Các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khoảng từ một đến hai tuần sau khi nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các tổn thương da giống như bệnh đậu mùa, nhưng các triệu chứng thường nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa.
Ban đầu, các triệu chứng giống như cúm thường gặp, từ sốt, nhức đầu đến khó thở. Khoảng từ 1 đến 10 ngày sau, các nốt phát ban có thể xuất hiện ở tứ chi, đầu hoặc thân, cuối cùng biến thành mụn nước chứa đầy mủ.
Nhìn chung, các triệu chứng của đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Các vết thương trên da thì thường đóng vảy từ 14 đến 21 ngày.
Tuy bệnh đậu mùa ở khỉ rất hiếm và thường không gây tử vong, một phiên bản của căn bệnh này đã khiến khoảng 10% số người bị nhiễm bệnh tử vong. Dạng vi-rút đậu mùa khỉ hiện đang lưu hành được cho là nhẹ hơn, với tỷ lệ tử vong dưới 1%.